Tìm hiểu sử dụng cần sa có gây nghiện không?
Hiện trung tâm hỗ trợ tìm kiếm và cung cấp nguồn tin về điểm trồng, cung cấp trái phép cây chứa chất ma túy, cho cơ quan chức năng tại các địa phương. Từ cơ sở thông tin này cơ quan chức năng sẽ phối hợp tuyên truyền và phá bỏ loại cây gây nghiện. Tổ chức, cá nhân có thông tin về cây cần sa, bồ đà, anh túc… có thể liên hệ với chúng tôi để cùng tham gia.
Cần sa có gây nghiện không?
– Câu trả lời là : Có
Sử dụng cần sa có thể dẫn đến sự lạm dụng, được gọi là rối loạn sử dụng cần sa, có dạng nghiện rất nặng. Số liệu gần đây cho thấy 30% những người sử dụng cần sa có thể bị rối loạn sử dụng cần sa. Những người bắt đầu sử dụng cần sa trước 18 tuổi có nguy cơ mắc bệnh rối loạn sử dụng cần sa gấp 4 đến 7 lần so với người lớn.
Nhận dạng cây cần sa tươi
Rối loạn sử dụng cần sa thường có liên quan đến sự lệ thuộc. Những người sử dụng cần sa thường cảm thấy có vấn đề về tâm trạng và giấc ngủ, giảm sự thèm ăn, bồn chồn hoặc các triệu chứng thể chất trong vòng một tuần sau khi nghỉ ngưng sử dụng cần sa và kéo dài đến 2 tuần. Nghiện là khi não bộ thích ứng với một lượng lớn cần sa bằng cách giảm sự sản sinh và nhạy cảm với các chất dẫn truyền thần kinh endocannabinoid. Điều trị nghiện cần sa chủ yếu là trị liệu hành vi.
Cần sa khô được ép nén
Hiện nay, tại các bệnh viện tâm thần, số người tự nguyện đến khám và điều trị các rối loạn liên quan đến sử dụng cần sa đang gia tăng. Người bệnh thường nhập viện trong tình trạng ngộ độc do sử dụng quá liều, loạn thần cấp do sử dụng cần sa cùng lúc với rượu hoặc ma túy khác. Nhiều người bệnh đến khám và điều trị với mục đích cai nghiện cần sa. Nghiêm trọng nhất là hầu hết người bệnh còn rất trẻ, sử dụng cần sa rất sớm và hậu quả để lại rất nặng nề. Đặc biệt là tình trạng trầm cảm, lo âu, suy giảm nhận thức. Đa số mất mát đáng kể về khả năng học tập, mất việc làm do mất khả năng lao động và khó duy trì được chất lượng cuộc sống bình thường.
Tình trạng mua bán cần sa trên mạng diễn ra mạnh, phổ biến( trên mạng dùng từ lóng là: Cam, cành, lệnh)
P/S: Hiện nay có quá nhiều thông tin về những lợi ích của cần sa trên mạng rất dễ gây hiểu lầm cho người tiếp nhận thông tin. Cơ quan chuyên môn, cần có những chỉ đạo, định hướng kịp thời những thông tin về cần sa trước khi quá muộn.