Tìm hiểu xác minh điều kiện thi hành án đúng luật
Thế nào là xác minh điều kiện thi hành án?
“Xác minh điều kiện thi hành án là thủ tục quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, do Chấp hành viên, Thừa phát lại hoặc người được thi hành án thực hiện nhằm thu thập, xác định thông tin về tài sản, thu nhập, địa chỉ, các điều kiện thi hành án khác của người phải thi hành án và các thông tin khác có liên quan làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành án”.
Chủ thể được quyền tiến hành và tham gia xác minh:
Chủ thể được quyền xác minh, tiếp cận thông tin tài sản của người phải thi hành án bao gồm:
1- Người được thi hành án hoặc người khác do người được thi hành án ủy quyền (khoản 5 Điều 44 Luật THADS);
2- Chấp hành viên cơ quan THADS (khoản 1 Điều 44 Luật THADS);
3-Thủ trưởng cơ quan THADS (Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 14/01/2014 hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để THADS).
Chủ thể chính có trách nhiệm xác minh theo Luật THADS là Chấp hành viên. Quy định này thông nhất với quy định tại Điều 20 Luật THADS.
4- Văn phòng thừa phát lại(Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2019) thì Thừa phát lại cũng có thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án dân sự.
Nguồn thông tin để xác minh điều kiện thi hành án:
Khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, trước hết cần xác định nguồn thông tin cần xác minh để đi đúng trọng tâm vụ việc. Chủ thể có thể khai thác, tìm kiếm thông tin về điều kiện thi hành án qua các nguồn như: Nghiên cứu bản án, quyết định; xác minh qua người phải thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật THADS; xác minh quan người được thi hành án; xác minh qua các nguồn cung cấp thông tin khác.
Nguồn thông tin khác là gì?
– Qua các nguồn nghiệp vụ xác minh khác mà pháp luật không cấm
– Xác minh qua Ủy ban nhân dân và công an nhân dân cấp xã; qua người thân, bạn bè, đối tác, bạn hàng hoặc tổ trưởng tổ dân phố của người phải thi hành án, tìm kiếm thông tin qua các tổ chức tín dụng hay ngân hàng, các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh…). Đối với các vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, chủ thể có thể tìm kiếm thông tin từ cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về doanh nghiệp như Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư, Phòng Tài chính – Kế toán thuộc ỦY ban nhân dân cấp huyện, qua cơ quan thế, qua mạng internet… Có thể thấy, nguồn thông tin xác minh rất đa dang, tuy nhiên cần lựa chọn những nguồn thông tin nào phù hợp với từng vụ việc nhằm mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là xác định lại người có trách nhiệm trong việc cung câp thông tin.
Phương pháp xác minh: Trực tiếp xác minh, gửi văn bản xác minh, dùng kỹ thuật nghiệp vụ công nghệ xác minh…