Tìm hiểu một số thủ đoạn rửa tiền ở Việt Nam
Ai là người rửa tiền?
Tất nhiên là tội phạm rồi.Trong đó có tội phạm thông thường ( tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường…) và nhóm tội phạm quan chức( dù có bị phát hiện hay chưa bị phát hiện)do tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ…để có được tài sản bất chính.
Thủ đoạn của tội phạm rửa tiền luôn thay đổi và ngày càng tinh vi hơn nhằm đối phó, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xác định, truy tìm, phong tỏa, tịch thu “tiền bẩn”.
Một trong các hành vi của tội phạm rửa tiền là: phương thức chia nhỏ số tiền mặt và gửi vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Theo đó có quy đinh của luật pháp là: phải báo cáo các giao dịch tiền mặt vượt một ngưỡng nào đó, ví dụ ở Việt Nam là 300 triệu đồng (theo Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo).
Mua nhà, đất đai, xe oto cho người thân, bồ bịch, em út…những người thân tín đứng tên( cách này phổ biến). Cách này có đằng trời mà phát hiện xử lý.
Hai là, vận chuyển tiền mặt qua biên giới, do cơ chế phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố ở các quốc gia có mức độ chặt chẽ khác nhau, nên tội phạm có xu hướng vận chuyển tiền mặt có được từ hoạt động bất hợp pháp tới quốc gia có cơ chế phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố yếu kém hơn.
Ba là, thông qua các hoạt động casino hoặc vui chơi giải trí có thưởng, tội phạm rửa tiền lợi dụng cơ chế của tổ chức casino để rửa tiền.
Theo đó, người chơi sẽ đổi tiền thật lấy thẻ đánh bạc để chơi, khi kết thúc họ có thể đổi thẻ đánh bạc lấy tiền mặt hoặc séc( cho dù có thua cũng chả sao). Sau đó tuyên bố đó là tiền được bạc.
Bốn là, sử dụng các công ty “bình phong” và công ty “ma”, công ty “bình phong” là một thực thể được thành lập hợp pháp, nhưng hoạt động của công ty không nhằm thực hiện các chức năng vốn có mà nhằm mục đích rửa các nguồn tiền bất chính.
Tội phạm sử dụng các công ty này để trộn lẫn các nguồn tiền phi pháp với tiền hợp pháp của công ty hoặc sử dụng công ty để chuyển tiền qua lại với nhau nhằm tách số tiền có được từ hoạt động bất hợp pháp ra xa nơi chúng thực hiện hành vi phạm tội và nhằm gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc dựng lại các giao dịch tài chính hoặc thu hồi tài sản phạm tội.
Hành vi thường thấy của tội phạm rửa tiền là, mua tài sản có giá trị lớn bằng tiền mặt, tội phạm rửa tiền dùng tiền mặt mua các tài sản có giá trị lớn sau đó chúng bán lại,( mua bán bất động sản, mua rồi lại bán, lại mua lại bán có lỗ cũng chả sao, cứ tung tin rằng mình mua bán đất sinh lời)hành động này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm tạo dựng lòng tin đối với người xung quanh hoặc cơ quan pháp luật để tránh bị nghị ngờ.
Có khi các đối tượng mua vé số trúng với tỉ lệ quy đổi cao để hợp pháp nguồn tiền( có khi tung tin là trúng số)
Tuy nhiên các dạng rửa tiền trên còn tùy vào khuôn khổ pháp luật, yếu tố chính trị, kinh tế, đặc điểm về địa lý, thói quen, tập quán thanh toán… mà ở một quốc gia nào đó, một trong các phương thức, thủ đoạn nêu trên được áp dụng phổ biến hơn các phương thức, thủ đoạn khác.
Theo pháp luật Việt Nam, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tiền, tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó; Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác; Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó; Thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có; Thực hiện trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.