Tìm hiểu phương thức thủ đoạn tội phạm chạy án
Hẳn ai cũng từng nghe đến việc chạy án. Ta cùng tìm hiểu về chạy án để phòng ngừa bảo vệ pháp luật.
Có thể hiểu chạy án là: Lo lót, chạy chọt hòng tìm cách bóp méo, xoay chuyển vụ án theo hướng có lợi cho bị can (hoặc bị cáo). Hoặc cố ý làm trái luật gây thiệt hại, tổn thất cho đương sự(vụ án dân sự).
Các dạng chạy án: Chạy trắng án,chạy điều, khoản, chạy án treo, chạy tại ngoại,chạy xử hành chính…( án hình sự). Chạy hưởng lợi chia tài sản, chạy ngăn chặn khẩn cấp, chạy kê biên, chạy chậm thi hành án…( án dân sự)
Chủ thể chạy án là ai?
Người bỏ tiền tài vật chất lo lót rõ ràng là bị can, bị cáo hoặc bị đơn(đương sự).Thường chủ thể trực tiếp đi chạy là người nhà bị can, bị cáo, đương sự thông qua chủ thể cò môi giới.
Chủ thể quyết định sự thành công chạy án?
Cán bộ tham gia tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm Sát, Tòa án,) Người tham gia tố tụng: Luật sư…
Một số tội danh có thể cấu thành từ hậu quả từ việc chạy án:
Nhận hối lộ, đưa hối lộ, cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, ra bản án trái pháp luật, lợi dụng chức vụ quyền hạn…
Lợi ích: Người chạy án có thể dùng lợi ích vật chất( tiền , tài sản có giá trị…) hoặc phi vật chất( tình dục, đổi chức vụ, quyền lợi, địa vị…) để dùng lo lót cho người có chức vụ, quyền hạn.
Phương thức: Trực tiếp tiếp cận chủ thể có chức vụ quyền hạn, thông qua người thân tín của chủ thể có chức vụ quyền hạn hoặc người nhà của chủ thể có chức vụ quyền hạn để lo lót.
Hậu quả: Xâm phạm tính đúng đắn của trật tự an toàn xã hội, xâm phạm hoạt động tư pháp, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với nhà nước.
PHÂN TÍCH:
Có thể hiểu chạy án là việc dùng mọi thủ đoạn để bóp méo, xoay chuyển vụ án theo hướng có lợi cho người phạm tội. Lúc này, lợi dụng tâm lý lo sợ của người phạm tội hoặc người thân của họ, nhiều đối tượng đã “gợi ý” việc chạy án.
Tùy vào tính chất, mục đích của hành vi mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
– Nếu người thực hiện hành vi chạy án không có chức vụ, quyền hạn thì người này có thể bị truy tố về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.
Bởi người này không có chức vụ, quyền hạn, không thể can thiệp và thực hiện được việc thay đổi tội danh, khung hình phạt, …. có lợi cho người phạm tội nhưng vẫn nhận tiền hòng chiếm đoạt tài sản của người khác. Mức phạt cao nhất trong trường hợp này có thể là chung thân.
Ngoài ra, người này còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
– Nếu người này có chức vụ, quyền hạn thì có thể bị khép vào Tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.
+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt cao nhất là 20 năm tù và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
+ Hình phạt cao nhất dành cho Tội nhận hối lộ có thể là tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.(Đi liền là cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, lạm dụng chức vụ quyền hạn…)
Không chỉ người thực hiện việc chạy án phải chịu trách nhiệm hình sự mà người đưa tiền nhờ chạy án cũng có thể phải đi tù.
Theo đó, khi người nào trực tiếp hoặc qua trung gian đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc phi vật chất để yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc gì đó sẽ bị phạt cao nhất là 20 năm tù.
Ngoài ra, người nào đưa hối lộ còn có thể bị phạt tiền lên đến 200 triệu đồng. Nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.