Tìm hiểu về người được ủy quyền tham gia tố tụng
Trong thời gian qua, việc ủy quyền tham gia tố tụng đang xuất hiện ngày càng nhiều trong các tranh chấp dân sự tại Tòa án. Lý do là đời sống kinh tế người dân phát triển, nhiều cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động dịch vụ pháp lý, sự chuyên môn hóa trong lĩnh vực pháp lý thể hiện rõ nét hơn. Trong khi đó, việc tham gia tố tụng với tư cách là đại diện theo ủy quyền thuận lợi, đơn giản hơn so với việc tham gia tố tụng với tư cách Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Luật sư). Tuy nhiên, khi tham gia tố tụng người được ủy quyền cũng bị một số hạn chế nhất định( nghiệp vụ tố tụng, thu thập chứng cứ, biện luận, luận cứ, tranh tụng, tư cách pháp nhân…)
Ủy quyền trong tố tụng dân sự được hiểu thế nào?
Chính là việc chủ thể ủy quyền cho một chủ thể khác tham gia vào quá trình tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự. Việc ủy quyền trong tố tụng không chỉ giúp người được ủy quyền bảo vệ quyền lợi của mình trong nhiều hoàn cảnh mà còn giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án nhanh chóng, đúng pháp luật.
Những chủ thể nào tham gia tố tụng thường ủy quyền?
Đó là đương sự
Một là Nguyên đơn (là người khởi kiện)
Theo quy định của pháp luật, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Do vậy, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Theo đó, Đối với nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do BLTTDS quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
Còn bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Khi tham gia với tư cách là đương sự trong vụ án thì các đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng.
Đương sự có quyền ủy quyền tham gia tố tụng cho người khác tham gia thay mình xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn ở tất cả các cấp tòa án.
Vậy có thể ủy quyền tham gia tố tụng cho nhiều người không?
Trả lời: Được, vì luật không cấm( phạm vi ủy quyền, nội dung đã được cụ thể trong hợp đồng vì vậy dù có nhiều người tham gia thì mọi ý trí của các chủ thể cùng tham gia không được lệch hướng. Ngoài ra xuyên suốt quá trình tố tụng người được ủy quyền còn phải thông tin, trao đổi với người ủy quyền về diễn biến vụ án, tình huống pháp lý phát sinh, án phí chi phí thẩm định…)Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự cũng vậy, có thể cùng lúc tham gia nhiều người( tự nguyện, hoặc có phí)
Hãy nhớ pháp luật vẫn có quy định những trường hợp không được ủy quyền tham gia tố tụng. Tránh việc ủy quyền cho người có mối quan hệ với đương sự đối lập về quyền lợi( Rất nhiều)
Vậy người được ủy quyền có quy tắc đạo đức như luật sư không?
Trả lời: Người được ủy quyền phải có đạo đức làm người( chưa có văn bản quy định đạo đức ứng xử đối với người tham gia tố tụng với tư cách được ủy quyền.)Tuyệt đối không vì lợi dụng niềm tin của đương sự mà cung cấp thông tin sai sự thật, làm thay đổi bản chất vụ án để trục lợi. Tư vấn, trao đổi thông tin gây cho đương sự hiểu lầm về hậu quả pháp lý…
Phải làm gì để lựa chọn người nhận ủy quyền phù hợp và có trách nhiệm?
– Hãy lựa chọn người tin tưởng
– Người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ pháp luật
– Người hiểu biết về lĩnh vực phát sinh tranh chấp
– Người có uy tín vị thế trong xã hội( nằm ngoài quy định ko được ủy quyền)
– Hỗ trợ phí tham gia tố tụng phù hợp để khích lệ và kiểm soát lòng tham của họ
– Trước khi lựa chọn hãy tìm hiểu kỹ về năng lực, mối quan hệ, khả năng biện luận của người nhận ủy quyền.
-Tư vấn các văn phòng luật, người hiểu biết trước khi quyết định lựa chọn người.
– Thường xuyên nắm bắt thông tin vụ án, liên hệ với thẩm phán để kiểm chứng thông tin. Sao chụp hồ sơ tài liệu lưu trữ…
Người được ủy quyền cần phải nhớ khi đương sự đã giao niềm tin cho ta, hãy làm có lợi nhất cho họ. Gây hậu quả thiệt hại cho đương sự có thể phải bồi thường…