Tìm hiểu trình tự yêu cầu thi hành án
Theo quy định tại Điều 31 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật THADS) thì đương sự có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan
Trình tự thực hiện:
– Đương sự nộp đơn yêu cầu thi hành án hoặc trực tiếp trình bày yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền theo giải thích của Toà án về quyền yêu cầu thi hành án khi đương sự nhận bản án, quyết định của Toà án.
– Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền nhận đơn hoặc lập biên bản về các nội dung yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án và gửi quyết định thi hành án cho các đương sự; tiến hành các thủ tục thi hành án theo quy định của pháp luật: thông báo tự nguyện cho đương sự; xác minh điều kiện thi hành án; tổ chức cưỡng chế thi hành án và xử lý tài sản; thanh toán tiền thi hành án hoặc giao tài sản; thu phí thi hành án.
– Người được thi hành án nhận tiền hoặc tài sản thi hành án và nộp phí thi hành án.
Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính
Thành phần hồ sơ:
– Đơn yêu cầu thi hành án hoặc biên bản ghi nhận yêu cầu thi hành án;
– Bản án, quyết định được thi hành (bản chính), đối với bản án, quyết định của tòa án thì có ghi “để thi hành”
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án và tiến hành các trình tự thi hành án theo quy định của pháp luật
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện).
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Các quyết định về thi hành án dân sự
Phí thi hành án (tính theo giá trị tài sản mà người được thi hành án nhận được)