Tìm hiểu thu thập chứng cứ trong tranh chấp đất đai
Để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là đúng, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Trong tranh chấp đất đai thu thập chứng cứ là then chốt. Ngoài tự thu thập tài liệu chứng cứ, đương sự còn có thể yêu cầu tòa án thu thập xác minh khi không tự làm được.
Để giải quyết một vụ án tranh chấp về đất đai nhanh, lấy được công bằng, cần: chứng cứ + căn cứ pháp lý+ công minh của thẩm phán. Đúc kết thực tiễn trong tìm hiểu, hỗ trợ, trợ giúp đương sự trong tranh kiện đất đai, chúng tôi định hướng mọi người cần phải thu thập tài liệu, chứng cứ về 04 vấn đề sau: Nguồn gốc đất; quá trình sử dụng đất; việc kê khai, đăng ký đất tranh chấp qua các thời kỳ; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thu thập tài liệu bằng văn bản, qua ghi âm, ghi hình có dữ liệu văn bản khác chứng minh tính liên quan tính hợp pháp. Một số phong tục tập quán vùng dân tộc thiểu số. Tìm kiếm người làm chứng…
Thu thập chứng cứ nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất cụ thể:
Làm rõ nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất:
Nguồn gốc đất:
Nếu do khai phá thì ai khai phá thời gian nào; nếu được thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi thì ai để thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi; việc thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi đất tranh chấp có thật không và có đúng quy định pháp luật không?
– Quá trình sử dụng: Thực tế đất tranh chấp là do ai trực tiếp sử dụng. Thời gian sử dụng đất. Nếu không sử dụng thì lý do vì sao.
Để làm rõ các vấn đề trên, ngoài tài liệu chứng cứ do đương sự giao nộp, thông thường thẩm phán sẽ lấy lời khai của đương sự, tổ chức phiên họp hòa giải, đối chất giữa các đương sự.
Trên cơ sở đó còn những vấn đề chưa rõ hoặc mâu thuẫn thì thường thẩm phán tiến hành xác minh, lấy lời khai của những người sau: Người sống lân cận, lâu năm gần đất tranh chấp nhất là những người lớn tuổi còn minh mẫn; Trưởng ban nhân dân ấp nơi có đất tranh chấp tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tại thời điểm xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất; công chức địa chính tại thời điểm cấp giấy chứng nhận; người khai phá, người tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi, nếu người đồng thừa kế…
Thu thập chứng cứ về kê khai, đăng ký qua các thời kỳ
Thu thập chứng cứ về kê khai, đăng ký qua các thời kỳ để làm rõ các vấn đề sau:
– Đất tranh chấp qua các thời kỳ là do ai kê khai, đăng ký;
– Có sự thay đổi diện tích, thay đổi người kê khai đăng ký qua các thời kỳ không. Nếu có thì làm rõ lý do vì sao. Ý kiến của người đã đứng tên kê khai đăng ký liên quan đến đất tranh chấp như thế nào.
Để làm rõ các vấn đề trên cần yêu cầu cơ quan đang lưu giữ tư liệu địa chính đó, có thể là Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cấp tỉnh nếu cấp huyện không còn lưu giữ tài liệu…( Lưu ý: Khi không trực tiếp thu thập được tài liệu, đương sự có quyền yêu cầu tòa án hõ trợ)
Thu thập chứng cứ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
( Đây là phần thẩm phán sẽ làm, đương sự tìm hiểu và áp dụng trong thực tế, khi cần thiết đem ra áp dụng)
Thu thập chứng cứ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm rõ các vấn đề sau:
– Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; đúng đối tượng sử dụng đất theo quy định pháp luật không?
– Trên cơ sở đó, Tòa án hủy hay không hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền giải quyết vụ án là của Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh.
Để làm rõ vấn đề này, Thẩm phán yêu cầu cơ quan đang lưu giữ hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có thể là Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cấp tỉnh nếu cấp huyện không còn lưu giữ tài liệu… Ngoài ra, thẩm phán sẽ gửi Công văn yêu cầu UBND cùng cấp có ý kiến về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tranh chấp có đúng quy định pháp luật không, cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng đối tượng sử dụng đất hay không. Để UBND cùng cấp sớm có văn bản phúc đáp Tòa án vấn đề này, Thẩm phán sẽ gửi kèm các tài liêu chứng cứ về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, việc kê khai đang ký đất qua các thời kỳ như đã đề cập với Công văn của Tòa án. Qua đó, UBND cùng cấp có nhiều căn cứ để phúc đáp cho Tòa án.
Tùy thuộc vào mỗi vụ án mà đương sự, Thẩm phán có cách thu thập chứng cứ khác nhau. Nhiều vụ án tranh chấp đất kéo dài do quá trình thu thập chứng cứ, do thẩm phán áp lực công việc, do tác động giao hòa các mối quan hệ xã hội, do mảng tối vì thẩm phán cũng là người cả. Vì thế, chứng cứ chắc chắn, căn cứ pháp lý rõ ràng = > ” Công Bằng.