Tìm hiểu án phí trong tranh chấp đất đai
Căn cứ pháp lý:
?Luật đất đai 2013,Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
??Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Mức án phí khi giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016, mức án phí đối với tranh chấp về đất đai như sau:
“2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định:
a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.”
Như vậy, căn cứ quy định trên mức án phí khi giải quyết tranh chấp về đất đai được xác định trong hai trường hợp như sau:
?Thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà không xem xét đến giá trị của tài sản mà chỉ xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai thì áp dụng như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch. Mức án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp vụ án không có giá ngạch theo quy định tại tiểu mục 1.1, mục 1, phần II Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 là 300.000 đồng.
??Thứ hai, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà phải xác định quyền sử dụng đất theo phần thì mức án phí được xác định như trường hợp vụ án có giá ngạch với phần giá trị được hưởng, cụ thể: tiểu mục 1.3, mục 1, phần II Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:
1.3
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a-Tài sản:Từ 6.000.000 đồng trở xuống
300.000 đồng
b-Tài sản:Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
5% giá trị tài sản có tranh chấp
c-Tài sản:Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng
20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d- Tài sản:Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ- Tài sản: Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e- Tài sản: Từ trên 4.000.000.000 đồng
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Trên đây là quy định của pháp luật về mức án phí khi giải quyết tranh chấp đất trung tâm điều tra tổng hợp và cung cấp đến mọi người cần tìm hiểu phục vụ tranh kiện dân sự biết để áp dụng thực tế.
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai đương sự còn chịu một số khoản phí thu thập tài liệu chứng cứ, chi phí thẩm định tại chỗ tài sản tranh chấp… các khoản phí thi hành án.
Phí hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với trường hợp có luật sư hỗ trợ, ủy quyền, hợp đồng hứa thưởng khi thắng kiện.
Chi phí đầu tư tranh kiện là rất lớn. Thường, mức tiêu tốn chi phí cả nguyên đơn và bị đơn đều tổn thất. Đặc biệt trong cuộc chiến pháp lý ai cũng muốn dành phần thắng, phần hơn cho mình.
Phương pháp hòa giải, thỏa thuận được ưu tiên giải quyết và được quy định rõ trong bộ luật tố tụng dân sự, luật đất đai. Các đương sự, người trợ giúp pháp lý, người ủy quyền, luật sư, thẩm phán cần định hướng hòa giải làm trọng tâm để giải quyết nhằm giảm chi phí, giảm áp lực án cho cơ quan nhà nước.