Siết nợ có vi phạm pháp luật không?
Câu chuyện cảnh giác: Để bảo đảm cho số tiền cho vay, chủ nợ thường yêu cầu người vay tiền phải ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho mình. Điều này thường nảy sinh tranh chấp rất phức tạp.
Giới cho vay bên ngoài ngân hàng thường gọi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để vay tiền là “hợp đồng công chứng treo”. Chủ nợ yêu cầu con nợ ra cơ quan công chứng làm hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cho chủ nợ. Chủ nợ “treo” hợp đồng công chứng này làm vật bảo đảm của khoản tiền cho vay. Khi con nợ không trả được nợ đúng cam kết, có thể chủ nợ tự ý mang “hợp đồng công chứng treo” đi sang tên mảnh đất cho mình mà người vay tiền không hề biết.
Có trường hợp chủ nợ đi thế chấp ngân hàng với số tiền lớn. Gây phát sinh tranh chấp tay ba. Hậu quả người vay tiền thiệt hại là vô cùng lớn. Với cách tính lãi cao cắt cổ, không chuộc thì mất đất, khởi kiện thì tốn án phí, thời gian kéo dài. Muôn vàn khó khăn đối với người dân ở vị trí thấp.Tình trạng trên đang được giới cho vay lãi áp dụng tại vùng dân tộc thiểu số, dân trí thấp để trục lợi bất chính. Chính quyền, lực lượng an ninh tại cơ sở cần vào cuộc tuyên truyền, hướng dẫn dân cụ thể trong tranh chấp. Hãy phòng ngừa trước khi quá muộn. Tư liệu sản xuất của người đồng bào là nương rẫy. Khi bị thu hẹp bất ổn xã hội nơi đây sẽ đến…?
Nhiều cá nhân, tổ chức làm giàu đen tối trên mồ hôi, xương máu, sự dại khờ trong sáng của người dân tộc. Chúng hoạt động có băng nhóm đường dây. Thủ đoạn tinh vi, thường liên kết với các văn phòng công chứng, cán bộ phòng tài tài nguyên, tín dụng ngân hàng để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất gian dối.Chúng thường mập mờ là làm ủy quyền vay, thực tế là chuyển nhượng cập nhật trang 4. Sau đó, chúng thế chấp vay ngân hàng kịch khung, có khi bán luôn cho bên thứ ba. Chúng cho nhiều đồng bào vay lại lãi xuất cao. Hưởng lợi chênh lệch vốn và lãi xuất. Hình thức này chúng không phải bỏ vốn, lại chiếm được đất của người đồng bào. Vì với mức lãi cao không đủ khả năng trả, thêm vài mẹo gây khó khăn tài chính, chúng ép giá đất thấp và chiếm đoạt toàn diện. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đây là âm mưu thâm sâu có tính toán và tổ chức của những kẻ có học thức. Một điều chắc chắn kẻ đứng đằng sau là “bọn sâu mọt” có chức vụ quyền hạn trong lĩnh vực tài chính, đất đai, luật.
Tình huống?
Bà Nguyễn Thị P mượn tiền nhưng không trả nên bà Hoàng Thị H( giữ tài sản) giữ xe máy, điện thoại của B để yêu cầu trả nợ thì xảy ra xô xát. Trong trường hợp này bà H có phạm pháp và bị xử lý hình sự hay không?
Căn cứ vào tình huống, theo quy định của pháp luật :
Việc cho vay tiền được xem là giao kết hợp đồng vay tài sản theo quy định trong Bộ luật Dân sự. Nếu có người nợ tiền nhưng đến hạn mà không trả, bà Hoàng Thị H có thể khởi kiện tại tòa án nơi người đó cư trú để yêu cầu cơ quan xét xử bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc bà H giữ( tài sản ) giữ xe máy, điện thoại của người nợ mình thì tùy hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, nếu bà H dùng vũ lực để đe dọa (nhưng không sử dụng) như dọa đánh hoặc uy hiếp tinh thần của bên vay, nói sẽ đốt xe, đập điện thoại, bắt trói nhốt… nhằm chiếm đoạt tài sản của bên vay thì vẫn phạm pháp. Đây là dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 có mức án cao nhất là 20 năm tù.
Trong quá trình lấy tài sản, hai bên xô xát, bà P là người nợ tiền không đồng ý cho bà H lấy xe, lấy tài sản. Lúc này, nếu bà H dùng vũ lực như đấm, đá… rồi lấy tài sản thì hành vi này có thể chuyển hóa thành tội Cướp tài sản, theo hành vi và hậu quả mà tội Cướp tài sản có mức án cao nhất theo quy định là tù chung thân hoặc tử hình.
Hiện, rất nhiều người do thiếu hiểu biết pháp luật, hoặc có lòng tham hơn khoản nợ thực tế nên có hành vi Cưỡng đoạt tài sản của người nợ tiền mình. Điều này đã biến họ từ chủ nợ (là nguyên đơn trong vụ án dân sự) thành bị cáo (trong vụ án hình sự). Vì vậy, mọi người nên cân nhắc, thận trọng khi siết nợ người khác.
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.