Cách chuyển nhượng đất vay tài sản an toàn pháp lý
Trong thời gian qua tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để vay tài sản ở vùng đồng bào thiểu số, vùng sâu diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, an ninh nông thôn và phát sinh tội phạm( tranh chấp đất đai, đòi nợ thuê,chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, tăng chênh lệch vùng miền… ).
Đưa hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống
Nguyên nhân?
* Kinh tế suy thoái lưu lượng tiền mặt khan hiếm
* Người dân có thể vay tiền tại tổ chức tín dụng thì phải qua nhiều khâu như: Thủ tục thẩm định tài sản, định giá, chứng minh thu nhập hợp pháp, khả năng trả lãi. Việc này sẽ mất nhiều thời gian và nan giải, cho nên người dân thường tìm đến những người cho vay bên ngoài.
* Việc cho vay bên ngoài có ưu điểm: Có thể thỏa thuận mức lãi suất, thời gian vay linh động, thủ tục nhanh gọn.
Thực tế không thể ngăn cản được hoạt động vay và cho vay bằng hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất( hợp đồng giả cách). Vì giao dịch vay mượn, chuyển nhượng không thuộc thuộc trường hợp điều cấm của luật,nhu cầu vốn là thiết yếu trong hoạt động sinh hoạt, đầu tư, kinh doanh. Có cung ắt có cầu. Vì vậy phương pháp sống chung và phòng ngừa rủi ro là tối ưu.
Ta cùng phân tích nội dung giao kết hợp đồng vay tài sản bằng hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Có hai trường hợp:
Thứ nhất, để đảm bảo nghĩa vụ vay, bên cho vay yêu cầu bên vay đến tổ chức công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, ngoài hợp đồng chuyển nhượng/mua bán ra, thì người vay không còn chứng cứ nào khác để chứng minh đây là hợp đồng giả cách, chỉ để đảm bảo nghĩa vụ vay.
Thứ hai, trường hợp bên cho vay và bên vay vừa ký hợp đồng vay, vừa ký hợp đồng chuyển nhượng, thậm chí ký thêm cả hợp đồng thuê đất, thuê nhà, mà thực chất đây chỉ là quan hệ vay.
Thực tế người cho vay dùng chính hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng, để cập nhật biến động sang tên cho mình, trong khi người vay vẫn trả lãi suất. Cả hai trường hợp trên nếu không phòng ngừa củng cố chứng cứ ngay từ ban đầu thì rủi ro vẫn sẽ đến. Khi người đứng tên đất có thể công chứng chuyển nhượng, thế chấp bất cứ ai nếu người vay không chủ động.
Vậy phương pháp an toàn pháp lý, hạn chế rủi ro người vay phải làm gì?
Thứ nhất, trước khi ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, vay thì bạn có thể căn cứ vào Nghị định 08 năm 2020 của Chính phủ (về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại), yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận buổi làm việc giữa các bên liên quan đến việc này.
Liên hệ lập vi bằng👈
Khi đó, thừa phát lại sẽ ghi nhận các bên lập văn bản thỏa thuận, xác nhận, cam kết về việc vay tiền, bên vay có giao sổ đỏ bằng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên cho vay giữ để đảm bảo nghĩa vụ vay.
Vi bằng là nguồn chứng cứ chứng minh việc ký hợp đồng chuyển nhượng thực chất là hợp đồng giả cách, có thể giúp bạn tránh mất đất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch dân sự.
Thứ hai, trong thời gian thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để vay tài sản phải trông coi, quản lý nhà đất. Sau khi các bên thực hiện xong chuyển nhượng đất thì có biện pháp thông báo tình huống pháp lý với tư pháp, địa chính, với hàng xóm nhờ hỗ trợ và làm chứng khi cần thiết.
Nên nhớ, vi bằng là nguồn chứng cứ không cần chứng minh, nên người vay mà không trả thì chắc chắn cũng đến ngày đất của bạn sẽ phải thi hành án. Vì vậy, biết bảo vệ quyền lợi cho mình cũng phải có uy tín, thực hiện nghĩa vụ trả nợ,các chi phí phát sinh từ công chứng, phí sang sổ cho rõ ràng. Khi buộc phải thanh lý đất trả nợ, phải thỏa thuận với người đứng tên để hai bên cùng tìm khách mua, chốt giá bán phù hợp thị trường. Nếu người đứng tên muốn nhận luôn đất thì thỏa thuận số tiền chênh nhận về. Tuyệt đối, không được làm điều bất lợi, vô lý với người đứng tên vì phần thiệt hại sẽ là bạn.