Tìm hiểu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 :

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Khởi tố vụ án hình sự

2. Bình luận quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp đặc biệt mà do tính chất của vụ án và vì lợi ích của người bị hại, cơ quan có thẩm quyền không tự ý quyết định việc khởi tố mà việc khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo yêu cầu của người bị hại.

Nói chung, pháp luật của Nhà nước ta quy định việc khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Việc duy trì trật tự và bảo vệ công lý là không phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai. Do vậy, quyết định khởi tố vụ án hình sự nói chung là hành vi mà cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện khi xác định có dấu hiệu tội phạm, không một ai có thể can thiệp để không khởi tố và không phụ thuộc vào việc người có lợi ích bị xâm hại có đồng ý hay không. Ý nghĩa của việc quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là ở chỗ, một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc đấu tranh với tội phạm mà Nhà nước và xã hội tổ chức là vì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những con người, cá nhân công dân của Nhà nước, thành viên của xã hội đó.

Tuy nhiên, trong thực tế không ít những tội phạm xảy ra gây thiệt hại cho cả lợi ích của Nhà nước, xã hội và cá nhân người bị hại. Có nhiều tội phạm gây ra những thiệt hại không chỉ về vật chất mà cả những thiệt hại nghiêm trọng về mặt tinh thần đối với người bị hại. Việc khởi tố hình sự, xử lý người phạm tội trong những trường hợp đó. mặc dầu nhằm góp phần giữ nghiêm trật tự kỷ cương và mang lại lợi ích cho xã hội, nhưng chính những việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đó lại gây ra tiếp những tổn thương về tinh thần cho người đã bị tội phạm gây thiệt hại.

Vì thế, để hạn chế những trường hợp, quyết định khởi tố vụ án có thể cùng một lúc, mang lại một ít cho xã hội nhưng chính việc khởi tố đó lại gây thiệt hại lớn hơn cho lợi ích của người bị hại. Quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong trường hợp đó chính là xác lập một khả năng, điều kiện để người bị hại được cân nhắc tính toán, khởi tố như thế có quá bất lợi cho cả lợi ích của họ hay không. Điều này cũng biểu hiện một khía cạnh của nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự Việt Nam. Nói cách khác, do sự khởi tố vụ án trái với ý muốn của người bị hại có thể gây thêm những mất mát, thiệt hại cho họ mà nhà làm luật đã quy định những trường hợp cụ thể cần khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

Tất nhiên, mức độ cho phép thể hiện ý chí cá nhân trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội như thế chỉ có thể trong một giới hạn mà Nhà nước và xã hội chấp nhận được. Chính vì thế, nhà làm luật quy định việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng đối với một số tội danh nêu ở các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự. Đồng thời, không phải trong mọi trường hợp phạm vào những tội nêu ở các điều nói trên của Bộ luật hình sự đều khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Điều luật quy định chỉ được áp dụng việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong trường hợp hành vi phạm tội được nói đến ở khoản 1 của các điều luật hình sự nói trên. Điều đó có nghĩa là, việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra ở mức nguy hiểm xã hội thấp nhất, tội phạm ít nghiêm trọng, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại vẫn phải tuân theo những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự. Đặc biệt, việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, được quyết định trên cơ sở kết hợp 2 yếu tố: – có dấu hiệu của tội phạm; – và có yêu cầu khởi tố về hình sự. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì dù người bị hại có yêu cầu khởi tố cũng không được khởi tố. Ngược lại, nếu người bị hại không yêu cầu khởi tố thì dẫu đã xác định có dấu hiệu tội phạm cũng không được khởi tố.

Điều luật quy định khi người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người đại diện hợp pháp của họ.

Những người bị hại chưa thành niên, theo quan điểm lập pháp của chúng ta là chưa có đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện quyền chủ thể của mình. Họ có thể chưa ý thức được một cách đầy đủ về những thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho họ và thiếu các điều kiện chủ quan để tự bảo vệ những lợi ích của mình. Chính vì vậy, đối với người chưa thành niên và người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, nhà làm luật đã hạn chế việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại đối với những trường hợp này và chỉ chấp nhận khi có yêu cầu của người đại diện hợp pháp của họ.

Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất được nói trong Điều luật là người mà do những khuyết tật, bệnh lý, bị tàn phế, thương tật mà dẫn đến không có khả năng thể hiện được tự do ý chí của mình hoặc không nhận thức được hoặc không điều chỉnh được hành vi do đó cũng không có khả năng tự thể hiện yêu cầu và bảo vệ được lợi ích của mình trước pháp luật. Người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên và người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần có thể là cha mẹ, anh em ruột, người nuôi dưỡng, luật sư của họ…

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác phải tiến hành kiểm tra xác minh để xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không và phải kiểm tra xem người bị hại có yêu cầu khởi tố hay không. Yêu cầu về việc khởi tố vụ án hình sự của người bị hại trong trường hợp này được thể hiện bằng lời nói (đơn do người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ viết, biên bản ghi lời khai, yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp). Yêu cầu của người bị hại nói ở điều luật này là yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự người đã gây thiệt hại cho họ. Vì vậy, cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu phải giải thích cho người bị hại rõ điều kiện về khởi tố vụ án về các tội nói trên để người bị hại tự quyết định có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay không. Đồng thời cũng ngăn ngừa khả năng người bị hại vì không hiểu hoặc vì sợ bị can, bị cáo trả thù nên không dám yêu cầu khởi tố.

Trường hợp vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ. Nếu vụ án đang ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra theo Khoản 1 Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu vụ án đã qua giai đoạn điều tra, Viện Kiểm sát đã có quyết định truy tố thì Viện Kiểm sát quyết định đình chỉ vụ án (Khoản 1, Điều 248).

Tuy nhiên, Khoản 2 của Điều luật quy cũng quy định: khi có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Trong trường hợp đó các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án. Việc rút đơn yêu cầu của người bị hại phải được thể hiện bằng văn bản (đơn hoặc biên bản ghi lời yêu cầu của họ). Nếu bằng lời nói thì người tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận.

Trao đối với trinh thám trinh sát

Đặt câu hỏi và nhận trả lời từ trinh sát,luật sư,điều tra viên về nguồn tin ANTT

Trao đổi với trinh thám trinh sát

Trao đổi với luật sư

Đặt lịch trao đổi điện thoại 30 phút với luật sư một cách nhanh chóng và bí mật

Trao đổi với luật sư

Tư vấn cai nghiện ma túy miễn phí

Nhận văn bản tư vấn cai nghiện miễn phí, cuộc gọi tư vấn miễn phí

Tư vấn cai nghiện ma túy miễn phí

Hỗ trợ tố giác tội phạm

Tổ chức,cá nhân muốn luật sư,trinh sát, điều tra viên tư vấn giải quyết thông tin tội phạm

Soạn thảo đơn tố giác

Mẫu đơn

Cá nhân tìm kiếm biểu mẫu văn bản hoặc tài liệu

mẫu đơn

Liên hệ

Khách hàng muốn liên hệ, đặt lịch đến trực tiếp trụ sở để được tư vấn

Liên hệ

ĐIỀU TRA VÀ CUNG CÂP THÔNG TIN VIỆT NAM

texteffect1540373397704b94120418f05665b3f14
PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
Điện thoại: 0979.63.64.65-0976.437.437                     Email: dichvucungcapthongtin007@gmail.com

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM | CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
Bản quyền thuộc về Dieutra.org- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của admin trung tâm bằng văn bản.

  • Socal
  • Socal
  • Socal
  • Socal
  • Socal

Điều tra và cung cấp thông tin|Điều tra tội phạm|Tìm kiếm người| Xác minh thông tin về hoạt động của các loại tội phạm| Thông tin tố giác tội phạm| Truy tìm đối tượng lừa đảo|Truy tìm đối tượng truy nã|Thông tin về tội phạm ma túy|Thông tin cây chứa chất ma túy|Tư vấn cai nghiện ma túy|Thông tin người nghiện|Truy tìm phương tiện|Truy tìm tang vật trong vụ án|Tìm người mất tích|Thông tin chống phản động|Cung cấp thông tin tuyên truyền pháp luật|Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước| |Tìm kiếm và cung cấp thông tin làm tài liệu chứng cứ trước và trong quá trình tố tụng|Thông tin bảo vệ công lý, lẽ phải|