Phân tích bản chất nguồn gốc của bệnh quan liêu

Để đẩy lùi bệnh quan liêu, cần phải bắt đầu từ việc nhận thức nguồn gốc, bản chất của nó, trên cơ sở đó xác định các biện pháp để chữa trị một cách hiệu quả. Bởi trên thực tế, chúng ta chưa gọi đúng tên hoặc việc gì cũng đổ cho “anh chàng quan liêu”. Hiện nay, còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau, xuất phát từ những cách tiếp cận không giống nhau về căn bệnh này.

THEO NGÔN NGỮ HỌC:
Quan liêu là “chỉ đạo xa rời thực tế, chỉ thiên về mệnh lệnh, công văn, giấy tờ”. Với cách tiếp cận này, quan liêu là một phong cách, cách thức hoạt động của bộ máy và cán bộ, đảng viên. Do đó, quan liêu là xa rời thực tế và bệnh giấy tờ. Xa rời thực tế là không đi sâu, đi sát quần chúng (xa dân); coi nhẹ thực tiễn (nhất là ở cơ sở); không có thói quen điều tra, nghiên cứu, khảo sát trước khi ban hành quyết định; nói không đúng thực tế, nói nhiều làm ít. Vì vậy, cán bộ, đảng viên không kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của dân chúng (không hiểu dân); không nắm được thực chất công việc, đưa ra chủ trương, chính sách ít có tính khả thi, không đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích của dân chúng, không phù hợp với quy luật khách quan. Đây là một khuyết điểm mà Đảng ta đã mắc phải trong thời kỳ trước đổi mới và đã tổng kết thành bài học kinh nghiệm: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, bệnh quan liêu là “những người và cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế…không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy”. Chính vì xa rời thực tế nên cán bộ có thói quen chỉ đạo, lãnh đạo cấp dưới bằng mệnh lệnh hành chính, bằng công văn giấy tờ theo kiểu “từ trên dội xuống” và nắm tình hình của cấp dưới chỉ thông qua các báo cáo mà không quan tâm đến (cũng không có khả năng xác minh) tính chính xác của thông tin. Trong khi đó, thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của quá trình lãnh đạo. Cộng với căn bệnh thành tích hiện đang phát triển như hiện nay, thì không chỉ “những nhiệm vụ của nhà nước biến thành những nhiệm vụ của bàn giấy, hay những nhiệm vụ bàn giấy biến thành những nhiệm vụ của nhà nước” mà còn làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân.

THEO CHỦ NGHĨA MAC- LÊ NIN:
C.Mác coi bệnh quan liêu là chạy theo mục đích của cá nhân, đặt lợi ích của cá nhân cán bộ, đảng viên lên trên hết, biến mục đích của nhà nước thành mục đích của cá nhân. Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen (1843), Mác đã nêu rõ bản chất của nhà nước quan liêu là “cơ cấu quan chức tự coi mình là mục đích cuối cùng của nhà nước”. Như vậy, chủ nghĩa cá nhân là yếu tố chi phối hoạt động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, khiến họ quên mất thực chất nhiệm vụ của mình là phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc, từ phục vụ dân, họ biến thành những ông quan cách mạng, những quan phụ mẫu cai trị dân chúng. Vì lợi ích cá nhân, họ tìm mọi cách để thổi phồng thành tích theo kiểu “làm láo báo cáo hay”, phô trương hình thức để phỉnh nịnh cấp trên, bưng bít cấp dưới, lừa dối dân chúng. Kẻ quan liêu chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí, chẳng những không lo phụng sự nhân dân mà còn muốn nhân dân phụng sự mình. Do đó, bệnh quan liêu ở mức độ này nguy hiểm hơn phong cách, phương pháp làm việc xa rời thực tế, chuộng giấy tờ của cán bộ, đảng viên.

DƯỚI GÓC ĐỘ QUẢN LÝ, QUYỀN LỰC:
Xét về mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên với quyền lực, bản chất của bệnh quan liêu là sự tha hoá quyền lực, lũng đoạn quyền lực, tức là quyền lực của bộ máy nhà nước tập trung vào bộ máy quan chức chuyên nghiệp có đặc quyền. Trong quá trình thực thi công vụ, cán bộ, đảng viên có thẩm quyền được pháp luật quy định, nhưng họ lại lợi dụng quyền lực của mình hoặc hành động vượt quá thẩm quyền để sách nhiễu nhân dân. Quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân nhưng đã bị số cán bộ, đảng viên quan liêu thao túng biến thành đặc quyền của bản thân. Từ đó họ tìm mọi cách để duy trì, giữ vững địa vị của mình. Theo V.I.Lênin, “chủ nghĩa quan liêu có thể dịch ra tiếng Nga bằng danh từ: chủ nghĩa địa vị, tức là đem lợi ích của sự nghiệp phục tùng lợi ích của tư tưởng danh vị, tức là hết sức chú trọng đến địa vị mà không đếm xỉa đến công tác . Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, những người mắc bệnh quan liêu “Họ tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền”. Ở góc độ này, bản chất của bệnh quan liêu là đối lập với dân chủ, là sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nhập mô tả ảnh tại đây
NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH:
Quan liêu nảy sinh và phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau, tồn tại đan xen và tác động lẫn nhau. Có những nguyên nhân xuất hiện, tồn tại gắn liền với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước, có những nguyên nhân xuất hiện do điều kiện, tình hình khách quan, chủ quan tác động.

Từ góc độ thiết chế, quan liêu xuất hiện gắn với sự ra đời, tồn tại của nhà nước, gắn với việc tổ chức quản lý nhà nước. Nhà nước là một thiết chế chính trị xuất hiện khi xã hội có những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, nhằm để tổ chức thực thi quyền lực của giai cấp cầm quyền. Để kiểm soát được mọi hoạt động của đời sống xã hội, nhà nước phải được tổ chức một cách chặt chẽ, có hệ thống từ trung ương đến cơ sở, tức là nhà nước phải nối dài cánh tay của mình, để nắm giữ quyền lực theo những mức độ khác nhau. Đây là một đòi hỏi khách quan và cũng là phương thức quản lý phổ biến của mọi nhà nước trên thế giới. Khi xã hội càng phát triển, nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội diễn ra phong phú, đa dạng, phức tạp, nhà nước có xu hướng ngày càng phình to cả về tổ chức và bộ máy nhân sự. Nhiều tổ chức mới, nhiều tầng nấc trung gian của nhà nước xuất hiện để nhằm kiểm soát bằng được mọi hoạt động của xã hội. Chính vì tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhân sự nhiều, cộng với năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế dẫn đến tình trạng không quản lý, kiểm soát hết. Đây là mảnh đất tốt cho căn bệnh quan liêu phát triển. Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu đổi mới, đã xác định rõ đổi mới kinh tế là trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị, mà trước hết là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động để khắc phục sự cồng kềnh, chồng chéo trong quản lý nhà nước, khắc phục căn bệnh quan liêu mà Đảng ta đã nhận diện được trong thời kỳ bao cấp. Sau hơn 20 năm đổi mới, mặc dù có những tiến bộ nhất định, nhưng về cơ bản chúng ta vẫn chưa khắc phục được sự cồng kềnh, chồng chéo về tổ chức bộ máy nhà nước. Đơn cử, về nhân sự, Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đặt ra mục tiêu tinh giản biên chế, nhưng tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược cán bộ, số lượng biên chế không những không giảm như mục tiêu đặt ra mà còn tăng gấp 1,5 lần (năm 1997 có 1.351.900 cán bộ, năm 2007 có 1.976.976 cán bộ). Ngày nay, trước những yêu cầu về phát huy dân chủ, sự phát triển xã hội dân sự, tính tự quản, tự giác của công dân cao, các tổ chức xã hội hoạt động độc lập với Nhà nước. Nhà nước chỉ quản lý những hoạt động vượt ra ngoài khả năng của xã hội dân sự. Khi đó tổ chức bộ máy nhà nước sẽ bớt cồng kềnh, chồng chéo và căn bệnh quan liêu cũng theo đó mà giảm bớt.

Thiết chế chính trị còn nhiều hạn chế, thể chế của chúng ta cũng tồn tại nhiều bất cập. Hệ thống văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ, khả năng dự báo còn hạn chế, do đó, có những lĩnh vực, hoạt động, những quan hệ xã hội chưa được các quy phạm pháp luật điều chỉnh kịp thời, đặc biệt là khi Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, hội nhập. Các nguyên tắc, cơ chế, chính sách trong quản lý chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ, khi xảy ra tiêu cực không quy được trách nhiệm cá nhân. Lách luật, lợi dụng pháp luật vì thế mà xuất hiện. Đây cũng là cội nguồn, nguyên nhân làm xuất hiện bệnh quan liêu. Một khi hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả, quan liêu sẽ không còn cơ hội để phát triển.

Cán bộ là khâu then chốt, là cái gốc của công việc, nhưng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chưa quán triệt đầy đủ quan điểm này, dẫn đến các khâu của công tác cán bộ còn nhiều yếu kém, đặc biệt là khâu tuyển dụng, đánh giá, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy bằng cấp”, “chạy tội” có xu hướng gia tăng, nhiều cán bộ yếu kém về năng lực, phẩm chất vẫn được tuyển dụng, được bố trí, sử dụng trong các cơ quan đảng, nhà nước và các tổ chức khác của hệ thống chính trị. Do trình độ yếu kém, cán bộ không có khả năng kiểm soát hết mọi công việc thuộc thẩm quyền, chức trách được giao; ngại tiếp xúc với dân chúng; làm việc theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, qua loa đại khái, không coi trọng thông tin. Thậm chí, vì yếu kém, nhưng để giữ vững “chiếc ghế” mà có người quản lý, kiểm soát công việc một cách độc đoán, chuyên quyền, vi phạm dân chủ. Theo thống kê, chỉ tính riêng đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức (khoảng 192.000 cán bộ) xã, phường, thị trấn, cấp gần dân nhất, có 0,13% chưa biết chữ quốc ngữ; 48,74% chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; 34,85% chưa qua đào tạo về lý luận chính trị. Với những hạn chế như vậy, rõ ràng công tác cán bộ chưa góp phần đẩy lùi, ngăn chặn tệ quan liêu mà còn làm cho căn bệnh này thêm trầm trọng hơn.

Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền, trong một số lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm, Đảng nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Khi nắm quyền lực tuyệt đối, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng rất dễ xảy ra hiện tượng độc quyền, lạm quyền, quan liêu, trở thành những “ông quan cách mạng”. Mặt khác, chúng ta chưa có một cơ chế chặt chẽ, đầy đủ, có hiệu lực để thực hiện việc kiểm soát, giám sát quyền lực; cộng với trình độ dân trí chưa cao, họ không có khả năng giám sát quyền lực một cách thực chất. Không phải ai cũng có đủ trình độ để phát hiện và đánh giá mức độ quan liêu của cán bộ, đảng viên. Vì thế, những kẻ quan liêu không bị phát hiện và xử lý kịp thời. Đây là mảnh đất màu mỡ, là cơ hội cho bệnh quan liêu và phát triển.

Xã hội chúng ta đang sống là xã hội thông tin. Tất cả các thông tin về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều được truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhờ đó, chúng ta có thể nắm bắt được kịp thời những diễn biến vô cùng phong phú, đa dạng của đời sống thực tiễn. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động, công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vì thông tin là đầu vào của quá trình lãnh đạo, quản lý, là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định đúng đắn. Nhưng cũng dễ hình thành tâm lý ngại đi thực tế, ngại xuống cơ sở, do đó, xa dân, không sâu sát với đời sống nhân dân, thậm chí không nắm bắt được bản chất của sự việc, hiện tượng.

KẾT LUẬN:
Cần thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh: Trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, mọi việc, mọi suy nghĩ, hành động của cán bộ, đảng viên đều từ quần chúng mà ra và trở về với quần chúng; thực sự để dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng. Có như vậy, căn bệnh quan liêu mới loại bỏ được một cách triệt để.

Trao đối với trinh thám trinh sát

Đặt câu hỏi và nhận trả lời từ trinh sát,luật sư,điều tra viên về nguồn tin ANTT

Trao đổi với trinh thám trinh sát

Trao đổi với luật sư

Đặt lịch trao đổi điện thoại 30 phút với luật sư một cách nhanh chóng và bí mật

Trao đổi với luật sư

Tư vấn cai nghiện ma túy miễn phí

Nhận văn bản tư vấn cai nghiện miễn phí, cuộc gọi tư vấn miễn phí

Tư vấn cai nghiện ma túy miễn phí

Hỗ trợ tố giác tội phạm

Tổ chức,cá nhân muốn luật sư,trinh sát, điều tra viên tư vấn giải quyết thông tin tội phạm

Soạn thảo đơn tố giác

Mẫu đơn

Cá nhân tìm kiếm biểu mẫu văn bản hoặc tài liệu

mẫu đơn

Liên hệ

Khách hàng muốn liên hệ, đặt lịch đến trực tiếp trụ sở để được tư vấn

Liên hệ

ĐIỀU TRA VÀ CUNG CÂP THÔNG TIN VIỆT NAM

texteffect1540373397704b94120418f05665b3f14
PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
Điện thoại: 0979.63.64.65-0976.437.437                     Email: dichvucungcapthongtin007@gmail.com

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM | CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
Bản quyền thuộc về Dieutra.org- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của admin trung tâm bằng văn bản.

  • Socal
  • Socal
  • Socal
  • Socal
  • Socal

Điều tra và cung cấp thông tin|Điều tra tội phạm|Tìm kiếm người| Xác minh thông tin về hoạt động của các loại tội phạm| Thông tin tố giác tội phạm| Truy tìm đối tượng lừa đảo|Truy tìm đối tượng truy nã|Thông tin về tội phạm ma túy|Thông tin cây chứa chất ma túy|Tư vấn cai nghiện ma túy|Thông tin người nghiện|Truy tìm phương tiện|Truy tìm tang vật trong vụ án|Tìm người mất tích|Thông tin chống phản động|Cung cấp thông tin tuyên truyền pháp luật|Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước| |Tìm kiếm và cung cấp thông tin làm tài liệu chứng cứ trước và trong quá trình tố tụng|Thông tin bảo vệ công lý, lẽ phải|