Phương pháp để tòa thụ lý vụ án mà không phải đóng tạm ứng án phí
Trong các quan hệ tranh chấp dân sự khi khởi kiện ra tòa án, để tòa án thụ lý vụ án thì điều kiện cần và đủ là nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí của người yêu cầu khởi kiện. Bạn khó khăn, lâm vào đường cùng, có cách nào để tòa án vẫn thụ lý giải quyết tranh chấp mà ta không cần phải đóng tạm ứng án phí hay không. Trong thực tiễn hỗ trợ pháp lý chúng tôi tổng kết một số kinh nghiệm để mọi người áp dụng khi cần thiết.
1. Nghiệp vụ khởi kiện thụ động: Hãy để người khác chủ động khởi kiện mình khi phát sinh tranh chấp. Nghe thiệt thòi phải không? Hãy yên tâm, trong quan hệ tranh chấp dân sự, nguyên đơn và bị đơn vị trí chỉ tương đối. Khi chủ động khởi kiện một ai đó xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn là nguyên đơn. Người bị khởi kiện là bị đơn. Tuy nhiên, vị trí trên sẽ bị chuyển hóa và thay đổi khi bị đơn phản tố( phản bác) lại một phần hoặc toàn phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Trong vụ việc có thể phát sinh người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bạn cũng có thể dựa theo tình thế để người này chủ động khởi kiện hoặc để mình trở thành người có liên quan. Khi nắm bắt được điều này ta dùng nghiệp vụ, tạo cơ hội pháp lý tác động các bên tranh chấp chủ động khởi kiện trước. Như vậy với cách này ta chỉ cần ngồi đợi tòa án thụ lý mà không phải đóng tạm ứng án phí, vấn đề còn lại là đợi tòa thông báo, triệu tập. Ta phải chuẩn bị thu thập tài liệu chứng cứ pháp lý, căn cứ pháp lý để làm phản bác, tranh tụng sau này, làm phản tố hoặc yêu cầu độc lập khi cần thiết. Đây là cách làm mượn sức người, hoàn cảnh điều kiện tự nhiên sẵn có.
2.Hợp đồng dịch vụ pháp lý khởi kiện và hứa thưởng: Khi đến với văn phòng luật sư, công ty luật thường chúng ta sẽ ký dịch vụ pháp lý với họ. Khi bạn yếu về tài chính không đủ điều kiện tài chính để theo đuổi vụ án, hãy chủ động ký hợp đồng hứa thưởng với họ, quyền và lợi ích là hai vấn đề không thể tách rời nhau được. Có được sự trợ giúp cả về vật chất và tinh thần pháp lý thì hứa thưởng khi thành công với tỉ lệ cao là điều xứng đáng.
3.Phương pháp xã hội hóa: Vụ việc tranh chấp phức tạp, bạn đang khó khăn cùng đường không thể có tài chính để theo đuổi vụ án. Hãy tìm đến tổ chức từ thiện, hội chữ thập đỏ, các trung tâm hỗ trợ pháp lý, mạnh thường quân để nhờ trợ giúp. Khi đi nhớ chuẩn bị tài liệu liên quan, soạn thảo phương án khởi kiện, tổng hợp những khó khăn vướng mắc, khi thành công sẽ đóng góp cho xã hội thuyết trình cho phía mình nhờ hỗ trợ. Chú ý: Văn bản trên tạo lập như một thư ngỏ, bản chất ở vào hoàn cảnh như vậy bạn cũng giống bị thiên tai, bạo bệnh chỉ cần đúng, chính xác, có cơ hội thắng lợi nhất định sẽ được mạnh thường quân hỗ trợ.
4. Làm đơn xin miễn giảm theo luật: Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định các trường hợp được miễn nộp tiền án phí, tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng lệ phí Tòa án.Trong đó, quy định 05 trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí gồm:
– NLĐ khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, BHXH, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật;
– Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
– Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
-☆Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
Lưu ý:
– Các trường hợp miễn nộp tiền án phí, tạm ứng án phí quy định tại mục (☆) này cũng được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án theo quy định.
– Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên nhận nộp đó thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định.
Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.
– Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định.
Căn cứ pháp lý:
– Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
– Khoản 5 Điều 147 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.