Hình thức xử lý cán bộ công chức vay tài sản vi phạm nghĩa vụ
Hiện nay nhiều cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan Nhà nước lợi dụng uy tín của chính mình để thực hiện việc vay tiền cá nhân, tổ chức tài chính, ngân hàng rồi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại điều 174 BLHS 2015. Vậy, với những sai phạm đó họ sẽ phải chịu những hệ quả gì?
– Tùy theo tình huống pháp lý họ có thể bị xử lý kỷ luật, tòa án xét xử theo tố tụng dân sự, điều tra hình sự khi có dấu hiệu tội phạm…
?Khoản 1 Điều 78 và Khoản 1 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định các hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức như sau:
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Cách chức;
– Bãi nhiệm;
– Hạ bậc lương;
– Giáng chức;
– Buộc thôi việc.
?Theo Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức:
“Điều 3. Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.
2. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
…”
?Điều 18 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
“Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
…
?Luật dân sự có quy định về hợp đồng vay tài sản:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Quyền sở hữu đối với tài sản vay
Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
?Luật cũng quy định nghĩa vụ của bên cho vay
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
?Và nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
?Điều 467. Sử dụng tài sản vay
Các bên có thể thoả thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
Khi phát sinh tranh chấp thì có quyền khởi kiện tại tòa án, thương lượng hòa giải…Trong trường hợp vay tài sản có sử dụng yếu tố nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn để tạo niềm tin vay tài sản thì tùy tình huống có thể liên hệ cơ quan tổ chức của người vay để phối hợp giải quyết hậu quả pháp lý của tranh chấp hợp đồng vay tài sản…
Như vậy việc vay tiền không trả là một trong những việc Cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ. Nếu sự việc vi phạm cấu thành hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 BLHS 2015 hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 BLHS 2015, cán bộ công chức ngoài việc bị xử lý kỷ luật sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội liên quan.