Tìm hiểu nhóm tội xâm phạm hạnh phúc, bạo lực gia đình
Bạo hành gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình).
Theo BLHS 2015, nhiều hành vi xâm phạm, phá vỡ hạnh phúc, bạo lực gia đình sẽ bị xử lý hình sự. Theo đó, đối tượng ngoại tình có thể phải ngồi tù tới 3 năm, loạn luân có thể bị phạt tù từ 1-5 năm. Đặc biệt, hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại lần đầu tiên được quy định trong BLHS
Bộ luật Hình sự 2015 dành riêng một chương quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, bạo lực bạo hành gia đình gồm bảy điều (181-187).
Bộ luật này đã hình sự hóa hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (điều 187), chuyển hóa tội Đăng ký kết hôn trái pháp luật (điều 149 Bộ luật Hình sự 1999) thành tội Đăng ký hộ tịch trái pháp luật.
Luật mới cũng phi hình sự hóa với tội Tảo hôn (điều 148 Bộ luật Hình sự 1999) bởi xét về bản chất, tính nguy hiểm của hành vi này không cao, do đó chỉ cần xử lý hành chính. Bộ luật Hình sự 2015 chỉ xử lý người có hành vi Tổ chức tảo hôn.
Cụ thể, 7 tội danh phá hoại hạnh phúc gia đình, bạo lực bị xử phạt tù:
Điều 181:Cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Điều 182: Vi phạm chế độ một vợ, một chồng
Điều 183: Tổ chức tảo hôn
184: Loạn luân
Điều 185: Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
Điều 186: Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Điều 187: Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 còn cụ thể hóa một số tình tiết định tội. Ví dụ, tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 147 Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng – BLHS 1999) đã được cụ thể hóa thành các hậu quả: làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn, làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát…
Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội đối với hai người trở lên, hai lần trở lên, lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức, tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù 1-5 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
THÔNG TIN TRUY NÃ: